Tuyển sinh

Tin tức

Công ty bạn cần mô hình tổ chức sáng tạo nào?

Trong công ty, mỗi người đều có một nhiệm vụ riêng. Sáng tạo - một nhu cầu thiết yếu bảo đảm sự thành công và phát triển liên tục của các công ty - cũng cần có bàn tay chuyên trách.

Có ba và chỉ ba mô hình tổ chức sáng tạo có hiệu quả.

Thứ nhất: mô hình "giải phóng đám đông", hay còn gọi là mô hình "sáng tạo là công việc hàng ngày của mọi người". Xét về một cấp độ nào đó, mô hình này cũng tỏ ra khá hiệu quả. Nếu biết khích lệ nhân viên hợp lý, bạn sẽ thấy họ sẽ hoàn thành được rất nhiều các dự án nhỏ.

Nhưng cái bất cập của phương pháp này lại khá lớn và dễ nhận thấy: Mọi người đều bận rộn. Họ có công việc hàng ngày, và sau khi hoàn thành những công việc đó, thì họ chẳng còn mấy thời gian, sức lực, hay động lực để mà nghĩ tới chuyện sáng tạo nữa.

Bạn có thể có 5% thời gian của người này, 5% thời gian của người kia, song chỉ có thể tập hợp từng chút thời gian rảnh rỗi đó ở một số người. Và như thế, rất khó có thể làm được điều gì đó lớn lao.

Thứ hai: mô hình "biến sáng tạo thành quá trình khả lặp", theo đó sáng tạo được "đối xử" như bất kỳ quá trình kinh doanh nào khác. Bạn ghi ra các bước, quy định rõ ràng các vai trò và trách nhiệm, đánh giá, và phân định trách nhiệm cho nhân viên. Các công ty đều đặn giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới có lẽ đều không xa lạ với mô hình này.

Đây là một mô hình hiệu quả, nhưng nó chỉ giúp đem lại những bước cải thiện nhỏ cho các sản phẩm hiện có của công ty. Khi các sáng tạo có sự thay đổi bước ngoặt so với những gì trước đó, thì quá trình sáng tạo được sắp đặt cẩn thận như thế (và dựa vào sự lặp đi lặp lại như thế) sẽ sụp đổ.

Thứ ba: thành lập một nhóm chuyên trách về những sáng kiến. Nhóm này sẽ hợp tác chặt chẽ với công ty. Chắc chắn đây là một mối hợp tác đầy khó khăn, bởi lẽ sáng tạo và hoạt động luôn ở thế mâu thuẫn nhau.

Tuy nhiên, với sự quyết tâm, chú ý, và cẩn thận, vẫn có thể kiểm soát được các mâu thuẫn này. Sự hợp tác này có thể phát huy tác dụng, và mô hình này có thể giúp bạn giải quyết được những hạn chế của hai mô hình trước, đem lại những sáng tạo đột phá.

Tuy nhiên, các công ty thậm chí còn không thèm bận tâm tới chuyện tính toán làm sao để đem lại hiệu quả cho mối hợp tác đó. Họ từ chối thành lập một nhóm chuyên trách sáng tạo, và như thế nghĩa là họ đã phá hủy sự sáng tạo.

Một phần lý do khiến các công ty không chịu thành lập nhóm chuyên trách là họ cho rằng sẽ tốn kém khi thành lập một nhóm như vậy. Trong khi đó, bạn chỉ cần yêu cầu nhân viên làm việc chăm chỉ hơn là họ sẽ răm rắp tuân theo; như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được tiền.

Nhưng cái gì cũng có giá của nó. Nhân viên sẽ bị vắt kiệt sức lực. Sáng tạo đòi hỏi cùng một khối lượng công việc và tiền bạc cho dù bạn có thành lập nhóm chuyên trách hay không, chỉ có điều là bạn sẽ thấy các khoản chi tiêu cho hoạt động này rõ ràng, cụ thể hơn khi lập nhóm. Vấn đề ở đây chỉ là quan niệm thôi, chứ thực tế vẫn không thay đổi.

Thêm nữa, khi đòi hỏi nhân viên phải căng mình ra làm việc, bạn sẽ trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào những khoảng thời gian rảnh rỗi ít ỏi đó của họ. Hãy thận trọng đấy, vì khi công việc hàng ngày ngốn hết năng lượng của họ, thì họ sẽ không thể giành thêm thời gian cho hoạt động sáng tạo của bạn nữa đâu.

Nhưng điều quan trọng nhất là, khi yêu cầu nhân viên làm việc cật lực hơn cũng tức là bạn đang cố nhét hoạt động sáng tạo vào một chiếc áo hẹp. Sáng tạo và thay đổi luôn đi kèm với nhau, trong đó bao gồm cả những thay đổi trong cách tập hợp từng cá nhân lại thành một nhóm.

Để làm được việc này một cách hợp lý, bạn phải phá vỡ những mối quan hệ công việc hiện có và thành lập các mối quan hệ mới, với các chức danh mới, nhiệm vụ mới, vai trò và trách nhiệm mới, và thậm chí là tuyển dụng nhân viên mới với lĩnh vực chuyên môn mới.

Bạn không thể thực hiện được những thay đổi đó trong một tổ chức bền vững mà không khỏi gây tác động xấu tới lĩnh vực hoạt động của công ty. Bạn chỉ có thể làm được điều đó với một đội ngũ chuyên trách về các ý tưởng mới.

Vậy nên, nếu sáng kiến của bạn vượt quá giới hạn của hai mô hình đầu tiên, và nếu bạn thực sự quyết tâm với sự nghiệp sáng tạo, thì bạn hãy thành lập một nhóm chuyên trách cho hoạt động này. Đó là giải pháp thực tế duy nhất.

Thủy Nguyệt dịch - Theo: HBR
Nguồn: Diễn đàn VNR500

THÔNG BÁO KẾT QUẢ VÒNG 2 - IPL SCHOLARSHIP KHÓA 8

Kết quả Vòng 2 của kỳ tuyển sinh IPL Scholarship Khóa 8 đã được gửi đến tất cả các ứng viên qua email mà ứng viên...

THÔNG BÁO KẾT QUẢ VÒNG 1 - IPL SCHOLARSHIP KHÓA 8

Kết quả Vòng 1 của Kỳ tuyển sinh IPL Scholarship Khóa 8 đã được gửi đến tất cả các ứng viên qua email mà ứng viên...

THÔNG BÁO ĐÓNG CỔNG ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN

IPL Scholarship cảm ơn các bạn đã quan tâm và đăng ký dự tuyển IPL Scholarship Khóa 8. Hạn chót gửi Hồ sơ dự tuyển...

IPL INFO SESSION - Học "Lãnh đạo Khai phóng" là học gì?

Buổi Info Session này cũng sẽ làm rõ các “Q&A” về IPL Scholarship Khóa 8 đang tuyển sinh. Tại đây, các doanh nhân trẻ...