Giới doanh nhân nên học gì từ quân đội?
Điều cả các công ty và quân đội thực sự muốn có được lại là những lãnh đạo có kỹ năng tư duy phê phán và sáng tạo mạnh mẽ. Họ đều gián tiếp tránh né quan điểm rằng có tồn tại một “khuôn mẫu” thật.
Vậy giới kinh doanh có thể học hỏi được gì từ quân đội trong việc hỗ trợ sự phát triển của những lãnh đạo như vậy? Một ví dụ cụ thể là làm thế nào để xây dựng và thực hiện đào tạo bằng kinh nghiệm thực tế trong khi vẫn đảm bảo tiếp tục đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cổ đông?
Các tổ chức ngày nay hoạt động trong một môi trường mà trường đại học Lục quân Hoa Kỳ gọi là môi trường VUCA - hay thay đổi (Volatily), không chắc chắn (Uncertainty), phức tạp (Complexity), và không rõ ràng (Ambiguity); đây là những thực tế thường thấy ở thế kỷ 21.
Quân đội chuẩn bị đối phó với những thách thức họ chắc chắn sẽ gặp phải bằng cách xây dựng những tình huống thực tế để đào tạo binh lính, và thường xuyên đưa những hoạt động đó vào các chiến dịch hiện hành của họ.
Mục tiêu của họ không phải là dạy cho binh lính nghĩ cái gì, mà nhằm củng cố khả năng tư duy phê phán và sáng tạo của họ về vô vàn những khả năng mà một môi trường nhiều biến động có thể đưa ra - nói tóm lại, họ dạy cho binh lính cách tư duy như thế nào.
Trong kinh doanh, có tới 90% thời gian là dành để thực hiện các hành động kinh doanh, trong khi thời gian dành cho hoạt động đào tạo nâng cao các kỹ năng tổ chức và cá nhân lại chỉ chiếm chưa đầy 10%.
Ngược lại, quân đội cân bằng thời lượng dành cho đào tạo và tác chiến - ngay cả khi họ đang phải tham gia vào các chiến dịch có mức độ căng thẳng/rủi ro cao.
Một đơn vị quân sự ở Afghanistan hay Iraq sẽ không vì tham gia chiến trận mà ngưng chương trình đào tạo bằng kinh nghiệm thực tế, bởi vì khả năng xử lý một cách hợp lý và sáng tạo các thách thức trong tương lai của binh lính sẽ được củng cố bởi sự kiên trì nâng cao năng lực và khả năng thích nghi của họ thông qua những bài tập thử nghiệm và cả những kinh nghiệm thực tế.
Song bài học thật sự dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở kết luận đơn giản rằng đào tạo có vai trò quan trọng. Cái giá trị ở đây là cách quân đội tạo ra các cơ hội đào tạo cho binh lính như thế nào.
Theo định nghĩa của quân đội, lãnh đạo là người vừa hoàn thành được nhiệm vụ lại vừa có khả năng cải thiện tổ chức. Công tác cải thiện tổ chức liên tục đòi hỏi quân đội phải phát triển nguồn nhân lực của mình.
Họ cho rằng người lãnh đạo có thể nâng cao chất lượng binh lính một cách đáng kể thông qua việc nâng cao khả năng xử lý nhanh nhạy và khéo léo đối với những thách thức phát sinh. Do đó, họ không muốn bó buộc tư duy của con người bằng cách giới hạn các giải pháp họ có thể có, trừ khi giải pháp đề nghị vi phạm một trong số các tiêu chí sau: nguyên tắc, an toàn, đạo đức, pháp lý.
Để binh lính hình dung ra được các kế hoạch hành động trong khuôn khổ các tiêu chí nêu trên, quân đội đã xây dựng các hoạt động đào tạo thực tế với nhiều thông số đa dạng. Các tình huống được thiết kế nhằm phản ánh tính không rõ ràng trong môi trường hoạt động (trong khi vẫn hướng đến những yêu cầu tổ chức cụ thể).
Các lãnh đạo chịu trách nhiệm bố trí các điều kiện cho mỗi tình huống đào tạo và trang bị đầy đủ cho họ, đồng thời, họ cũng phải nhắc nhở binh lính tham gia rằng có rất nhiều giải pháp hợp lý tiềm năng cho mỗi thách thức không cụ thể đó.
Ngoài ra, còn có hai bài học quan trọng khác có thể rút ra từ hoạt động đào tạo qua thực tế của quân đội.
Thứ nhất, thông tin phản hồi có vai trò thiết yếu. Quân đội đã gây dựng được một nền văn hóa học tập khi tiến hành các chương trình đánh giá giữa và sau khi một hoạt động kết thúc (AAR), trong đó tất cả những binh lính tham gia tập trận đều nghiên cứu quá trình lên kế hoạch, chuẩn bị, thực hiện, và theo dõi các chiến dịch tổ chức quan trọng.
Thứ hai, cần phải có ý kiến hướng dẫn chỉ đạo để biến những thông tin phản hồi đó thành các thay đổi hành vi thực tế. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu không được hướng dẫn, thì thông tin phản hồi hiếm khi mang lại những thay đổi trong hành vi.
Vì thế, tất cả những người ở vị trí lãnh đạo đều phải phát triển năng lực hướng dẫn, chỉ đạo người khác. Sự phản ánh thông tin và đối thoại chính là điểm trọng tâm của quá trình phát triển, và động lực để hai yếu tố này xuất hiện chính là hoạt động đào tạo thông qua kinh nghiệm thực tế.
Đừng đợi cho tới "thời điểm thích hợp" để tiến hành đào tạo nhân viên. Ngày hôm nay là cơ hội để chuẩn bị cho ngày mai, cho dù hôm nay bạn có bao nhiêu việc phải làm đi chăng nữa.
Tác giả Bernard (Bernie) Banks là thành viên của Khoa Khoa học Hành vi và Lãnh đạo tại Trường Võ bị West Point; ông cũng là một Đại tá của Quân đội Hoa Kỳ. Bernie đã có nhiều bài phát biểu về chủ đề nghệ thuật lãnh đại tại các trường như Trường Kinh doanh Wharton thuộc Trường Đại học Pennsylvania, Trường Kinh doanh Fuqua thuộc Trường Đại học Duke, và Trường Quản lý Nhà nước Kennedy thuộc Trường Đại học Harvard.
Ngoài ra, ông còn tư vấn hoặc thực hiện các khóa đào tạo cho các công ty như GE, IBM, Citigroup, Best Buy, và Procter & Gamble. Bernie từng là sinh viên của Trường West Point; ông còn sở hữu nhiều bằng cấp khác ở các trường Đại học Harvard, Northwestern, Columbia, và Trường Cao đẳng Lục quân Hoa Kỳ.
Thủy Nguyệt dịch - Theo blogs.hbr.org
Nguồn: Diễn đàn VNR500
THÔNG BÁO KẾT QUẢ VÒNG 2 - IPL SCHOLARSHIP KHÓA 8
Kết quả Vòng 2 của kỳ tuyển sinh IPL Scholarship Khóa 8 đã được gửi đến tất cả các ứng viên qua email mà ứng viên...
THÔNG BÁO KẾT QUẢ VÒNG 1 - IPL SCHOLARSHIP KHÓA 8
Kết quả Vòng 1 của Kỳ tuyển sinh IPL Scholarship Khóa 8 đã được gửi đến tất cả các ứng viên qua email mà ứng viên...
THÔNG BÁO ĐÓNG CỔNG ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
IPL Scholarship cảm ơn các bạn đã quan tâm và đăng ký dự tuyển IPL Scholarship Khóa 8. Hạn chót gửi Hồ sơ dự tuyển...
IPL INFO SESSION - Học "Lãnh đạo Khai phóng" là học gì?
Buổi Info Session này cũng sẽ làm rõ các “Q&A” về IPL Scholarship Khóa 8 đang tuyển sinh. Tại đây, các doanh nhân trẻ...