Tuyển sinh

Tin tức

Ươm mầm tài năng quốc gia

 

Có thời mà cửa số 3 và số 5 của sân Hàng Đẫy thường xuyên bị vỡ do quá tải người hâm mộ. Thời mà có những trận đấu long trời lở đất như đội bóng của trường Huấn luyện Thể dục Thể thao Trung ương hạ đội tuyển Trung Quốc, hay thắng đội Argentina 6-1, hòa Urugoay 2-2. Thời mà người ta sẵn sàng mua vé bằng giá một cái áo bông…
Không ai quên được dấu ấn thế hệ cầu thủ của trường Huấn luyện như Trần Duy Long, Lê Thế Thọ, Trương Tấn Nghĩa, Lê Đình Chính, Lê Thụy Hải, Lê Mai Tú... Từ những năm 1960, trường Huấn luyện này đã cử chuyên gia đi lùng sục từng địa phương để tìm tài năng về ươm mầm. Đó là trong lĩnh vực bóng đá.

Câu chuyện bị lãng quên

Có thời mà cửa số 3 và số 5 của sân Hàng Đẫy thường xuyên bị vỡ do quá tải người hâm mộ. Thời mà có những trận đấu long trời lở đất như đội bóng của trường Huấn luyện Thể dục Thể thao Trung ương hạ đội tuyển Trung Quốc, hay thắng đội Argentina 6-1, hòa Urugoay 2-2. Thời mà người ta sẵn sàng mua vé bằng giá một cái áo bông…

Không ai quên được dấu ấn thế hệ cầu thủ của trường Huấn luyện như Trần Duy Long, Lê Thế Thọ, Trương Tấn Nghĩa, Lê Đình Chính, Lê Thụy Hải, Lê Mai Tú... Từ những năm 1960, trường Huấn luyện này đã cử chuyên gia đi lùng sục từng địa phương để tìm tài năng về ươm mầm. Đó là trong lĩnh vực bóng đá.


Lứa học viên đầu tiên của Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG

Còn về lãnh đạo, không thể không nhắc đến thế hệ Học viện Kỹ thuật Quân sự những năm cuối thập kỷ 60 và thập kỷ 70 (thời đó được gọi là Đại học Quân sự). Cũng giống như trường Huấn luyện, học viên không ứng tuyển, mà trường chủ động đi về từng địa phương để tuyển chọn. Tất cả mọi học viên đều coi việc được chọn tham dự là một niềm tự hào to lớn. Dấu ấn cho đến hôm nay, không thể chỉ nói đến đội ngũ tướng lĩnh xuất thân từ học viện. Phải còn kể đến hàng ngũ lãnh đạo đa ngành từ trung ương đến địa phương, và đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo đã đưa vào các tập đoàn như Viettel và FPT… đến tầm vóc hôm nay.

Nhưng rồi, trường Huấn luyện đã bị giải thể năm 1970, Học viện Kỹ thuật Quân sự cũng không về địa phương “săn” người nữa. Chuyện tương tự cũng xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác. Những tài năng như Đặng Thái Sơn trong âm nhạc, Ngô Bảo Châu trong toán học, hay Đàm Thanh Sơn trong vật lý, tất cả đều đạt đến đỉnh cao qua các hệ thống ươm mầm của… nước ngoài. Công cuộc ươm mầm tài năng đỉnh cao trong các lĩnh vực đã bị xao lãng trong hàng thập kỷ.

Cho đến khi có “cơn sốt U19”!

Trên báo chí, diễn đàn ngập hình ảnh các cầu thủ U19 thuở còn là những cậu bé đầu trần, chân đất ở học viện HAGL Arsenal JMG. Nhà nhà chuyền tay nhau chuyện các em được dạy dỗ những gì, trui rèn ra sao. Các trận bóng có U19 thi đấu đều cháy vé. Nhiều người trong số đó thậm chí không quan tâm đến kết quả trận đấu. Họ đến sân không phải để xem đá bóng, mà là muốn tận mắt chứng kiến thành quả “ươm mầm” 5-7 năm của bầu Đức trông thế nào, có thực sự giàu tinh thần cống hiến, có ứng xử văn hóa như kỳ vọng không. Vì rõ ràng chỉ giỏi chuyên môn thì vẫn chưa đủ để gọi là “tài năng”!

Để không chỉ là U19

Không thể phủ nhận, nhờ “hiệu ứng U19” mà câu chuyện “ươm mầm tài năng” ở các lĩnh vực khác cũng bắt đầu xuất hiện dày hơn trên các bàn nghị sự. Tất nhiên, khó lĩnh vực nào có thể cạnh tranh nổi với bóng đá và showbiz về khía cạnh thu hút sự quan tâm của công chúng. Tuy vậy, vẫn khó tránh khỏi những chạnh lòng: giá như lĩnh vực nào cũng được xôn xao… gần bằng U19!



GS Ngô Bảo Châu tại buổi ra mắt Vườn ươm tài năng. Ảnh: Quý Hiên

Cách đây vài tuần, Vườn ươm toán học của Gs.Ngô Bảo Châu đã được ra mắt tại đảo Tuần Châu, Quảng Ninh. “Chúa đảo” Đào Hồng Tuyển tặng cho cá nhân ông một ngôi biệt thự có 9 phòng ngủ, có bể bơi, phòng hội thảo và có bãi biển riêng. Ông đã quyết định biến món quà này thành nơi ươm mầm - nuôi dưỡng tài năng, nhất là những học sinh giỏi ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Một sự kiện có ý nghĩa lớn như vậy, đáng lẽ phải làm sôi sục dư luận không kém lúc ông nhận giải Fields.

Nên cái khó không phải là làm dư luận xôn xao nhất thời, mà là làm sao để câu chuyện ươm mầm tài năng quốc gia trở thành một chiến lược có tính dài hơi và được duy trì bền bỉ. Và điều đó rất cần sự quan tâm, góp sức của nhiều cá nhân và tổ chức tâm huyết. Nếu không, rất có thể U19 cũng sẽ lặp lại câu chuyện đóng cửa của trường Huấn luyện, hay rất có thể một thời gian sau giáo sư Châu lại phải gửi gắm những trí tuệ Việt Nam cho nước ngoài “ươm” giúp.

Ngoài chuyện dài hơi, bền bỉ trong chiến lược, điều quan trọng hơn nữa, là phải làm sao để ươm tài năng ở nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không chỉ thể thao hay bóng đá. Vì một quốc gia hùng cường không thể chỉ có mỗi nền thể thao là hùng mạnh.

Có thể tham khảo kinh nghiệm từ một số mô hình như Chương trình Talpiot của Israel, hay Chương trình Hạt giống Lãnh đạo IPL.

Talpiot là chương trình phát triển các tài năng đỉnh cao trong lĩnh vực công nghệ của quân đội Israel, nhưng những thành viên xuất thân từ đây đã gặt hái được thành công vang dội trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong kinh doanh, khởi nghiệp. Mỗi năm Talpiot chỉ tuyển 30 học viên, với qui trình 6 tháng tuyển chọn, 41 tháng đào luyện khắc nghiệt, và 6 năm gắn bó trong đội ngũ. Những con người đó đã làm nên sự nghiệp lừng lẫy trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, như công ty Compugen đứng đầu thế giới về giải mã gen, công ty Nice đứng đầu về phân tích dữ liệu, hay công ty đứng đầu về công nghệ bảo mật…


Cần thêm vườn ươm ở nhiều lĩnh vực không chỉ bóng đá

Còn IPL là vườn ươm 100% “made in Vietnam” đã trở nên khá đình đám trong cộng đồng trẻ nhiều năm nay. Nếu ươm mầm bóng đá U19 chỉ gắn với bầu Đức, thì ươm mầm lãnh đạo lại là ý tưởng chung của rất nhiều “ông bầu” là những trí thức nổi tiếng như GS. Trần Văn Thọ, GS. Vũ Minh Khương, TS. Lê Đăng Doanh, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn, chuyên gia Giản Tư Trung... ... và các doanh nhân tên tuổi như Võ Quốc Thắng (Đồng Tâm), Nguyễn Mạnh Hùng (Viettel), Đặng Lê Nguyên Vũ (Trung Nguyên)…

Học viên được chọn đều được tài trợ 100% học bổng, nhưng trước đó họ sẽ buộc phải trải qua 5 vòng tuyển sinh, 1 năm đào tạo và 5 kỳ trải nghiệm, trung bình mỗi khóa kéo dài 7 năm nhưng lại không nhận được bất kỳ bằng cấp nào. Vì IPL quan niệm: sự công nhận của xã hội sau này mới là “tấm bằng” danh giá nhất dành cho một tài năng, chứ không hẳn là một bằng cấp cụ thể nào. Ở đây, khái niệm “lãnh đạo” được định nghĩa lại. Đó không phải là người có chức hay có quyền, mà là người có khả năng mở ra những con đường mới và có khả năng đi tiên phong trong ngành nghề lĩnh vực của mình.

Hy vọng xã hội sẽ ngày càng có thêm những ý tưởng, mô hình ươm mầm mới ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Để câu chuyện ươm mầm tài năng quốc gia của Việt sẽ còn được viết tiếp và viết dài, chứ không chỉ là vườm ươm bóng đá U19 hay vườn ươm lãnh đạo IPL hay vườm ươm toán học của GS Châu!

Văn Phương

Nguồn: Vietnam Net

Ươm mầm tài năng quốc gia
Những câu chuyện ươm mầm tài năng quốc gia của Việt Nam đã và đang được viết nên, như Vườn ươm toán học của GS. Ngô Bảo...
Buổi giới thiệu học bổng chương trinh IPL Khóa 4 - ngày 29-01-2015
Tiếp nối chuỗi chương trình giới thiệu thông tin về Học bổng IPL4, Chương trình IPL tổ chức buổi Info Session lần 3 và...
BUỔI GIỚI THIỆU HỌC BỔNG CHƯƠNG TRÌNH IPL KHÓA 4 - ngày 29/1/2015
Tiếp nối thành công của các Buổi giới thiệu học bổng Chương trình IPL Khóa 4, buổi giới thiệu tiếp theo được tổ chức...
SINH VIÊN HỌC CÁCH "QUẢN TRỊ CUỘC ĐỜI"
Sáng ngày 10/01/2015, Chương trình IPL phối hợp cùng Trường đại học Tôn Đức Thắng tổ chức chương trình đào tạo “Quản trị...